“Xin lỗi ngay” có lẽ là phản ứng của hầu hết các bậc phụ huynh khi thấy con làm sai gì đó nhưng ngược lại, trẻ lại càng trở nên bướng bỉnh hơn. Theo Montessori, thay vì bắt trẻ nói “Xin lỗi”, có một điều quan trọng hơn mà cha mẹ cần phải dạy trẻ để trở nên trách nhiệm hơn với hành động của mình. Bài viết dưới đây của Christina Clemer sẽ giúp các bậc phụ huynh trả lời vấn đề trên.
Kết quả hình ảnh cho bắt trẻ xin lỗi
Thay vì bắt trẻ xin lỗi, đây mới là điều quan trọng mà cha mẹ nên làm…
Bạn đã bao gờ nhìn thấy một đứa trẻ đẩy bạn một khác và khi liếc thấy có người lớn bắt gặp, đứa bé sẽ hét lên “Xin lỗi” một cách miễn cưỡng, không hề hối lỗi chút nào và chạy đi?
Điều này rõ ràng chẳng giúp gì được cho đứa trẻ bị thương, hay dạy cho đứa trẻ đã gây sự bài học gì cả. Vậy bạn có thể làm gì khác? Làm thế nào để bạn dạy trẻ cách sửa đổi thực sự, nhận ra những gì chúng đã làm sai và có sự đồng cảm với người khác?
Có một cách khác rất đơn giản.
Đầu tiên, tách trẻ ra
Nếu xảy ra xung đột bạo lực, bước đầu tiên là bạn phải tách trẻ ra để không có ai bị thương. Bạn cần thực hiện một cách quyết liệt, nhưng không được tức giận. Kìm chế cảm xúc quả thực không dễ dàng nhưng bạn cần bình tĩnh hết mức có thể và tập trung vào trẻ, giúp trẻ cảm thấy yên tâm để nói ra cảm xúc của mình và thành thật về những gì đã xảy ra.
Sau đó, hãy đặt câu hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra? Con cảm thấy thế nào?”
Hãy bắt đầu bằng việc hỏi từng đứa trẻ chuyện gì đã xảy ra. Sau đó hỏi xem trẻ cảm thấy thế nào.
Lặp lại những gì trẻ nói để chắc chắn rằng bạn hiểu và đồng thời đứa trẻ còn lại cũng vậy ‘Con cảm thấy buồn vì bạn nói không muốn chơi với con và đẩy con.’
Lần lượt tới đứa trẻ tiếp theo bạn nói “Còn con cảm thấy khó chịu vì bạn đuổi theo con và trêu chọc con.”
Lẽ ra trẻ nên làm gì?
Thay vì trừng phạt trẻ, hãy hỏi xem trẻ lẽ ra nên làm gì để xử lý tình huống phù hợp hơn. Trẻ có thể cần giúp đỡ để có thể đưa ra câu trả lời, đặc biệt trong lần đầu tiên xảy ra, vì vậy bạn có thể cho trẻ một vài lựa chọn thay thế về việc trẻ nên hành xử như thế nào.
Ví dụ, bạn có thể nói “Đẩy bạn là không tốt. Con có thể yêu cầu bạn đừng đi theo con hoặc nhờ mẹ giúp nếu bạn trêu chọc con. Còn con, con cần phải hỏi bạn chơi với con thay vì bám theo bạn như vậy.”
Dần dần, trẻ sẽ rèn được khả năng tự giác làm điều này.
Con cần gì để cảm thấy tốt hơn?
Đa số trẻ sẽ bình tĩnh sau khi nói chuyện. Nhưng đôi lúc, vẫn sẽ có trẻ cảm thấy bị tổn thương hoặc buồn bã. Bạn có thể hỏi xem trẻ cần gì để cảm thấy tốt hơn?
Trẻ thường sẽ yêu cầu một cái ôm, đôi khi là uống nước hoặc chườm đá nếu trẻ bị đau. Điều này sẽ giúp đôi bên đều cảm thấy tốt hơn nếu để trẻ giúp đỡ lẫn nhau.
Chúng tôi gọi đây là “thông điệp” – Tôi cảm thấy …khi bạn …và tôi muốn… Quả là một công thức đơn giản nhưng giúp cho trẻ tập trung vào việc bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc của trẻ thay vì chỉ buộc tội người khác.
Vậy hình phạt thì thế nào?
Bạn có thể nhận ra là không có hình phạt nào được áp dụng trong quy trình này.
Ví dụ “Đây là lần thứ hai trong ngày con làm đau bạn khác khi đang chơi trên sân. Mẹ không tin tưởng rằng con sẽ chơi an toàn. Con cần ở cạnh mẹ cho tới khi con có thể chơi an toàn hơn.”
Còn xin lỗi thì sao?
Nói xin lỗi với con, hoặc với những người khác trước mặt con. Điều này sẽ tốt hơn là việc chỉ bắt con nói “xin lỗi”. Nếu bạn thấy trẻ buồn bã vì những gì đã làm, bạn cũng có thể thử hỏi trẻ xem trẻ có muốn xin lỗi hay không. Giúp trẻ hiểu cách nói xin lỗi và hiểu những lời này sẽ giúp trẻ, và những người khác cảm thấy tốt hơn như thế nào. Một số trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi viết lời xin lỗi.
Luôn có chỗ cho lời xin lỗi, tuy nhiên những rắc rối của trẻ còn tạo ra nhiều cơ hội hơn thế. Bình tĩnh và cho trẻ sự hỗ trợ mà trẻ cần để có thể giải quyết bất đồng, giải toả cảm xúc và trở thành đứa trẻ hoà bình mà thế giới này rất cần.
Nguồn: Christina Clemer, Dạy Con Kiểu Nhật
—————————————————-
HỆ THỐNG MẦM NON GDS BIBI
Phòng tư vấn: 43A Yết Kiêu- Hải Tân- HD
Cơ sở 2: 9 Chi Lăng- Nguyễn Trãi- HD
Cơ sở 3: KĐT Việt Tiên Sơn- Sao Đỏ- Chí Linh- HD
Cơ sở 6: 6/14 Bình Lộc- Tân Bình- HD
Liên hệ phòng tư vấn tuyển sinh: Mrs Khánh Vân: 0833 985 257
# mamnongiaoducsombibi