Rất nhiều bậc làm ba mẹ tin rằng để con khóc đến khi tự nín là cách tốt nhất để bé ngoan ngoãn và tự lập. Hoặc thấy trẻ quấy khóc quá lâu nên mệt mỏi và bất lực, “thôi thì” để nó khóc mãi rồi cũng… tự nín.
Nhưng ứng xử theo cách này có đúng không?
Nguy hiểm khôn lường
Các chuyên gia cho rằng, “Để trẻ tự khóc hoàn toàn không có ý nghĩa gì về mặt sinh học. Trong những tháng đầu đời, các em bé bắt đầu quá trình phát triển để hoàn thiện bộ não. Quá trình này rất cần tới cảm giác được yêu thương, nâng niu và chở che từ bố mẹ, cảm giác thế giới bên ngoài tin cậy và an toàn.
Do đó, sẽ rất phản khoa học nếu biến giai đoạn này của trẻ thành quãng thời gian đen tối và đầy sợ hãi, bị bỏ mặc mà không có ai vỗ về, dỗ dành. Để con tự khóc là trái ngược với bản năng làm cha mẹ tự nhiên.”
Làm gì khi con khóc?
Theo Ths. Trần Thị Ái Liên, khóc là vũ khí của trẻ em, là cách trẻ em giao tiếp, cách để bé đạt được điều bé muốn. Trẻ khóc thường là để thông báo rằng: bé bị đau, bị ngứa, khó chịu, sợ, buồn hoặc là bị bệnh, hay đói, khát, lạnh… Tất cả những lý do đó là chính đáng. Và là cha mẹ, chúng ta CÓ TRÁCH NHIỆM phải THỎA MÃN những nhu cầu chính đáng đó.
Còn nếu bé cố tình ăn vạ?
Nếu đã xong nhu cầu chính đáng rồi (tả không ướt, quần áo không dơ, không ngứa, không đói…) mà bé vẫn khóc, tức là có thể bé đang cố tình “ăn vạ”. Và nếu bé khóc vì mè nheo, thì đương nhiên mình KHÔNG THỂ làm cho bé NGÀY CÀNG MÈ NHEO thêm.
Lúc này, hãy tìm hiểu xem CON MUỐN CÁI GÌ. Nếu điều trẻ muốn không quá đáng, thì cân nhắc xem có nên đáp ứng hay không. Nếu được thì hãy đáp ứng. Nếu không được, thì CƯƠNG QUYẾT là KHÔNG. Có khóc bao nhiêu mình cũng KHÔNG.
* KHÔNG ĐƯỢC BỎ ĐI: Vì khi bạn bỏ đi, đứa nhỏ sẽ có cảm giác bị bỏ rơi. Một đứa trẻ có cảm giác bị bỏ rơi thường xuyên thì sẽ rất nguy hiểm, tâm lý trẻ sẽ bị tổn thương và có xu hướng “tự phá mình” sau này.
* Tuyệt đối KHÔNG CỐ LÀM CON NÍN KHÓC bằng mọi cách: Có những phụ huynh làm cho con nín khóc bằng cách la rầy nó. Có người đánh đập. Có người thì cố gắng vỗ về, dỗ dành, đánh trống lãng hay kể chuyện, tập hát…. Điều này sẽ khiến bé thấy việc khóc của bé CÓ TÁC DỤNG, làm cho cha mẹ bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ thường xuyên áp dụng. Do đó, khi đã xác định là con đang ăn vạ, thì việc đầu tiên là KHÔNG PHẢN ỨNG.
Hãy để con khóc cho đến khi con hiểu rằng, cái khóc của nó KHÔNG CÓ TÁC DỤNG gì với cha mẹ hết, thì từ từ con sẽ khóc bớt dai, bớt dai dần. Trẻ em rất đặc biệt, khi nó hiểu được một việc làm gì đó của nó không có tác dụng, thì nó sẽ không làm. Vậy nên khi bé thấy rằng việc khóc không có tác dụng, thì trẻ cũng sẽ không khóc nữa.
** Rất nhiều cha mẹ vẫn luôn phải mệt mỏi căng thẳng mỗi ngày vì không biết cách ứng xử thế nào với con cho đúng. Bạn nên biết rằng, con cái là tấm gương phản ánh thái độ của cha mẹ. “Cha mẹ ứng xử đúng thì con trẻ mới ngoan ngoãn vâng lời“. Việc ứng xử với con nghe thì có vẻ đơn giản nhưng lại là vấn đề hết sức khó khăn với rất nhiều cha mẹ. Đó là lý do ba mẹ cần phải HỌC thật sự.
Học những kiến thức nền về phát triển tâm lý lứa tuổi, học kỹ năng làm cha mẹ… Học từ chuyên gia, bạn bè, sách vở… Vì nuôi con không chỉ cần tình thương, phải có sự am hiểu thì ba mẹ mới thoát khỏi những bối rối, áp lực trong quá trình nuôi dạy con.
Theo kyna.vn)
—————————————————-
HỆ THỐNG MẦM NON GDS BIBI
Phòng tư vấn: 43A Yết Kiêu- Hải Tân- HD
Cơ sở 2: 9 Chi Lăng- Nguyễn Trãi- HD
Cơ sở 3: KĐT Việt Tiên Sơn- Sao Đỏ- Chí Linh- HD
Cơ sở 6: 6/14 Bình Lộc- Tân Bình- HD
Liên hệ phòng tư vấn tuyển sinh: Mrs Khánh Vân: 0833 985 257
# mamnongiaoducsombibi