Độ tuổi đi nhà trẻ là thời gian thích hợp để bắt đầu dạy những kĩ năng về tiền bạc. Dạy trẻ về vấn đề quản lý tiền bạc là một việc nên làm. Trẻ em ngày nay không còn nhiều cơ hội tiếp xúc với tiền mặt nhiều như trước nữa, điều đó có thể làm cho khái niệm về đồng tiền và kiếm tiền trở thành một khái niệm không dễ hình dung.
Theo Laura Levine, giám đốc điều hành Liên minh Jump$tart Financial Literacy, đầu tiên, con cái của bạn nên biết tiền là gì và giá trị của nó. Sau đó, khi chúng bắt đầu khám phá về ý nghĩ của việc chi tiêu và tiết kiệm, hãy sử dụng 11 lời khuyên sau đây để củng cố kiến thức về tài chính cho chúng.
CÁC KHÁI NIỆM TIỀN BẠC CƠ BẢN
1.Phân biệt giữa đồng tiền và hóa đơn. Hãy giải thích khái niệm đồng tiền và hóa đơn cùng một lúc. Khi có cơ hội, hãy để con của bạn phân loại và đếm những đồng xu, hoặc để chúng xếp tiền vào ví của bạn. Bạn có thể cho phép chúng sắp xếp các hóa đơn trật tự theo giá trị từ thấp đến cao và dạy chúng sự khác nhau giữa tiền mặt và hóa đơn.
2.Hãy để trẻ trả tiền. Một khi con bạn đã biết về tiền bạc, hãy để chúng chi trả cho những khoản mua sắm nhỏ. Khi bạn trả tiền mặt tại cửa hàng bách hóa, tiệm kem hoặc quán cà phê, hãy để chúng gửi tiền và nhận lại tiền thừa.
3.Ghé thăm ngân hàng. Levine khuyến khích đưa trẻ đến ngân hàng khi bậc cha mẹ có việc ghé qua đó. Trong khi bạn rút hoặc gửi tiền, trẻ sẽ học được những ai làm việc gì tại ngân hàng và tiền được “lưu giữ” ở đâu.
https://fb.watch/gHhQG6jxL7/
VIỆC KIẾM TIỀN
4.Bắt đầu cho tiền trẻ. Độ tuổi mẫu giáo là giai đoạn tốt để bắt đầu cho tiền trẻ. Dựa vào tình hình tài chính của mình, hãy thiết lập cho trẻ một khoản tiền nhất định. Bạn không nhất thiết phải cho tiền chúng mỗi tuần, có thể đưa tiền vào mỗi hai tuần một lần hoặc vào ngày đầu và ngày giữa tháng.
5. “Thuê” con cái làm việc. Hãy tận dụng sự quan tâm của trẻ để “thuê” chúng. Bạn có thể trả công cho trẻ khi chúng dắt vật nuôi trong nhà đi dạo, hoặc bất kì khi nào chúng muốn giúp bạn công việc giặt giũ để được bố mẹ trả công.
6. Bắt đầu một cuộc “kinh doanh nhỏ”. Dù cho đó là một góc bán nước chanh, một trạm bán bánh táo (với sự giám sát của người lớn), hoặc một chiếc bàn bán snack tại bữa tiệc của khu phố, trải nghiệm bán hàng sẽ dạy trẻ về giá trị của những đồng tiền mà chúng kiếm được. Một khi có được tiền mặt trong ví của chúng, đó là thời điểm bắt đầu học về cách quản lý tiền bạc.
https://fb.watch/gHhTrDhbZE/
QUẢN LÝ TIỀN BẠC: CHI TIÊU, TIẾT KIỆM, CHIA SẺ
7. So sánh giá cả khi đi mua sắm. Khi đứa con 5 tuổi của Levine đang mua sắm bằng chính tiền của mình, cậu bé nhanh chóng chú ý đến sự khác biệt nhỏ về giá của hai chiếc xe đồ chơi. Lúc con của bạn học về cách mua sắm, đi cùng chúng dọc các kệ hàng ở siêu thị hay cửa hàng đồ chơi là thời gian lý tưởng để nói chuyện về giá cả. Chọn hai sản phẩm mà con của bạn muốn mua và so sánh giá. Trả lời các câu hỏi cái nào nhiều tiền hơn? Cái nào con muốn mua và tại sao? Có đáng để bỏ thêm một khoản để mua món hàng đó không?
8. Thiết lập mục tiêu tiết kiệm. Mục tiêu tiết kiệm đầu tiên của trẻ nên là để dành cho một đồ chơi mà trẻ thích. Vẽ một bức tranh để minh họa mục tiêu và thiết lập các bước giúp trẻ tiết kiệm được đủ tiền cho mục tiêu của mình. Khi hoàn thành, ngay lập tức hãy đưa trẻ đến cửa hàng để trẻ có thể mua được thứ mà mình đã lên kế hoạch.
9. Bắt đầu thói quen chia sẻ. Một phần quan trọng trong việc kiếm tiền là để chia sẻ. Đối với gia đình của bạn, có thể là việc bỏ một vài đồng xu trong thùng từ thiện tại siêu thị hoặc để trẻ đóng góp cho một tổ chức từ thiện mà trẻ muốn. Muốn giúp trẻ được trải nghiệm, hãy chú ý đến các sự kiện từ thiện và cho trẻ cơ hội tham dự.
https://fb.watch/gHhLzkQfuE/
TRÁCH NHIỆM TÀI CHÍNH
10. Dạy về sự lựa chọn. Theo Julie Felshaw, chuyên viên giáo dục kinh tế và tài chính, văn phòng giáo dục bang Utah, Mỹ, vấn đề tiền bạc là về quyết định lựa chọn. Hãy bắt đầu cuộc đối thoại về các lựa chọn. Ví dụ, chúng ta sẽ làm gì khi chỉ có 5 cái bánh và có đến 6 đứa trẻ? Sau đó, giới thiệu ý kiến tương tự khi phát sinh vấn đề tiền bạc – chúng ta có 10 đô la và muốn mua 3 món hàng trị giá 11 đô la, chúng ta nên làm gì?
11. Hãy thành thật với trẻ về tình hình tài chính của bạn. Khi bạn phải ra một quyết định về tiền bạc quan trọng và khó khăn, hãy thành thật với con trẻ. Bạn không phải nói tất cả mọi thứ với chúng, nhưng hãy cùng thảo luận việc đó sẽ ảnh hưởng đến chúng như thế nào. Theo Levine, khi cùng thảo luận với trẻ, hãy nhấn mạnh rằng mặc dù tiền bạc rất quan trọng, nhưng nó không phải là tình yêu thương và không an toàn, đó là lí do bạn sẽ luôn ở bên cạnh con cái.
Khi trẻ phát triển nhận thức về tiền bạc, sẽ rất thú vị khi chúng biết tiết kiệm, chi tiêu và chia sẻ số tiền mà chúng kiếm được. Hãy lắng nghe những chia sẻ của con cái với bất kì khoản tiền nào mà chúng kiếm được. Điều đó giúp cổ vũ chúng và cho bạn cơ hội kịp thời đưa ra lời khuyên khi trẻ có những hiểu biết sai lầm về tiền bạc.
HỆ THỐNG MẦM NON GDS BIBI
Phòng tư vấn: 43A Yết Kiêu- Hải Tân- HD
Cơ sở 2: 9 Chi Lăng- Nguyễn Trãi- HD
Cơ sở 3: KĐT Việt Tiên Sơn- Sao Đỏ- Chí Linh- HD
Cơ sở 6: 6/14 Bình Lộc- Tân Bình- HD
Liên hệ phòng tư vấn tuyển sinh: Mrs Khánh Vân: 0833 985 257
# mamnongiaoducsombibi