Cảm giác của các bậc cha mẹ khi nghe trẻ nói dối thường là rất tồi tệ, nghĩ rằng nếu không dạy dỗ cẩn thận thì sau này con sẽ trở thành kẻ nói dối, thậm chí là lừa đảo. Trẻ nhỏ thường học cách nói dối từ người lớn và trẻ chưa có khả năng phân biệt rõ ràng nói dối có hại và nói dối vô hại cũng như tách bạch giữa tưởng tượng và sự thật. Vì vậy, việc bố mẹ xử lí tinh tế khi trẻ nói dối sẽ không phá hủy trí tưởng tượng của trẻ mà trẻ vẫn có thể hiểu ý nghĩa của sự thật và sự trung thực, bớt nói dối hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn không bị qua mặt, bị lừa bởi những lời nói dối nhưng cũng cần lưu ý để xử lý một cách khéo léo sau khi bạn nghe trẻ nói và góp ý cho trẻ một cách nhẹ nhàng. Tránh đe dọa hoặc cố đào xới để tìm cho ra sự thật trừ phi những tình huống quá nghiêm trọng và sự yêu cầu, đòi hỏi phải chú ý đến.
GIẢI PHÁP 1: TRÁNH TỐI ĐA NHỮNG TÌNH TRẠNG KHIẾN TRẺ PHẢI NÓI DỐI
Khi đã biết trẻ chính là người gây ra một vụ lộn xộn nào đó, nếu bạn cố gắng truy hỏi sẽ khiến bé có khả năng nói dối, để tránh khỏi rắc rối với người lớn. Ví dụ: nếu đứa trẻ lỡ làm đổ sữa ra sàn, khi bạn hỏi trẻ, trẻ sẽ cảm thấy tốt hơn mình nên nói dối vì có thể trẻ biết được đấy là điều không nên làm và mình đã lỡ làm, trẻ muốn thoát ra khỏi những rắc rối hoặc trẻ lường trước rằng bạn sẽ có phản ứng như thế nào khi biết trẻ làm đổ. Lúc này khi biết đích xác trẻ là người làm đổ, bạn nên trực tiếp đặt vấn đề về việc giải quyết hậu quả của sự việc luôn “À mẹ thấy một ít sữa đổ ra sàn rồi, con hãy lau chúng đi, lần sau con cẩn thận hơn nhé”
GIẢI PHÁT 2: DẠY TRẺ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TÍCH CỰC ĐỂ DIỄN ĐẠT ĐIỀU MUỐN NÓI KHI SỰ THẬT KHÔNG VUI VẺ (thay vì nói dối hay nói ra sự thật khiến người khác tổn thương)
Trước khi dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ tích cực, bản thân chúng ta cũng phải sử dụng ngôn ngữ tích cực để nói với trẻ. Tránh nói với trẻ rằng “con là đồ nói dối”, nó làm giảm đi lòng tự trọng của trẻ và có thể dẫn tới những lần nói dối sau. Vì trẻ tin rằng bản thân chúng là một kẻ dối trá, nên chúng có thể tiếp tục nói dối. Hãy nói về hành vi bản chất của hành động chứ đừng dán bất kỳ cái nhãn nào cho con bạn.
Những đứa trẻ mẫu giáo có thể hiểu được tầm quan trọng của những lời nói dối lịch sự. Trong một nghiên cứu gần đây, những đứa trẻ từ 3-11 tuổi được tặng một bánh xà phòng và chúng được hỏi là có thích món quà đấy không thì gần 75% trẻ nhóm 3-5 tuổi nói rằng có, mặc dù sau đấy chúng thú nhận rằng chúng không thích lắm. Những đứa trẻ hiểu rằng chúng có thể không trung thực một chút để tránh làm người khác bị tổn thương.
GIẢI PHÁP 3: SỬ DỤNG SÁCH TRUYỆN
Cố gắng đọc sách hoặc kể những câu chuyện có những nội dung nổi bật về tầm quan trọng của sự trung thực như quyển “Cậu bé chăn cừu” là một ví dụ tốt cho việc những hành động dối trá sẽ qua trở lại chống đối bản thân người nói dối ra sao.
GIẢI PHÁP 4: NGƯỜI LỚN KHÔNG NÓI DỐI
Hãy cẩn thận với những phản xạ nói dối mà ngay chính người lớn chúng ta hay sử dụng, thậm chí là rất nhỏ như “Con ơi hãy nói với cô ấy là mẹ không có nhà”, vì đấy chính là cách trẻ quan sát và học chúng ta.
Những hành vi nêu gương từ những người lớn xung quanh mang tính quyết định đến việc hình thành nhân cách của những đứa trẻ, vì vậy bạn hãy chú ý đến những thành viên trong gia đình hoặc những người hàng xóm thân thiết gần gũi với trẻ để có thể cùng hướng dẫn con bạn thông qua những giao tiếp xã hội hàng ngày.
GIẢI PHÁP 5: ĐỘNG VIÊN TRẺ NÓI RA SỰ THẬT
Khi đứa trẻ của bạn thú nhận những việc chúng làm sai, hãy khen ngợi sự thành thật của trẻ. Hãy nói với trẻ rằng “Mẹ rất vui vì con đã nói với mẹ sự thật. Mẹ thích khi con trung thực thế này”. Hãy chú ý khi đứa trẻ trở nên trung thực và nên ca ngợi chúng, đưa cho chúng những phản hồi tích cực. Đây là thông điệp để trẻ biết rằng bạn sẽ không buồn bã nếu trẻ thú nhận một điều gì đấy.
Ngoài ra hãy nói chuyện với con về “lòng tin”, lòng tin là sự tin tưởng của người khác dành cho mình. Có được lòng tin của mọi người là một điều đáng quý. Để có được lòng tin từ người khác con phải luôn sống trung thực với mọi người, biết giữ lời hứa, biết nói ra sự thật, biết nhận lỗi khi sai. Nếu sau nhiều lần mất lòng tin như thế dần dần mọi người sẽ không tin tưởng con nữa, như cậu bé trong truyện Cậu bé chăn cừu!
GIẢI PHẢP 6: ĐƯA RA HÌNH PHẠT THÍCH HỢP
Một trong những nguyên nhân trẻ nói dối nhiều nhất, đó là do chúng sợ những hình phạt, sợ sự nổi nóng của bạn hơn là sự hậu quả bản chất của việc nói dối.
“Mẹ ơi không phải con làm đổ sữa”
Lúc này trẻ sợ bị mắng, trẻ cảm thấy mình nên chối tội để khỏi bị mắng. Chúng ta cần nhìn nhận đứa trẻ như một thực thể đang phát triển, chính vì đang phát triển nên mọi kỹ năng thao tác của trẻ dần dần hoàn thiện thông qua trải nghiệm chứ chưa thuần thục như người lớn. Bên cạnh đấy sự mong muốn được khẳng định mình thông qua việc muốn tự tay làm những việc như người lớn mâu thuẫn với sự non nớt trong thao tác khiến đôi khi trẻ hay xảy ra những “tai nạn” như làm vỡ bát, đổ thức ăn. Bố mẹ nên nhìn vào mặt tích cực của việc mong muốn được trải nghiệm, được tự mình phục vụ của các con, đưa ra những lời hướng dẫn hợp lý chứ không nên phạt chúng. Sau nhiều lần phạt sự thôi thúc hành động của trẻ vẫn còn, nhưng trẻ dần không dám đối diện với việc nhận lỗi vì sợ phạt và la mắng.
—————————————————-
HỆ THỐNG MẦM NON GDS BIBI
Phòng tư vấn: 43A Yết Kiêu- Hải Tân- HD
Cơ sở 2: 9 Chi Lăng- Nguyễn Trãi- HD
Cơ sở 3: KĐT Việt Tiên Sơn- Sao Đỏ- Chí Linh- HD
Cơ sở 6: 6/14 Bình Lộc- Tân Bình- HD
Liên hệ phòng tư vấn tuyển sinh: Mrs Khánh Vân: 0833 985 257
# mamnongiaoducsombibi