Nguyên tắc đặt câu hỏi
Khi cô con gái bé bỏng của bạn kết thúc ngày học đầu tiên ở lớp, hãy hỏi con “hôm nay con đã làm gì trong lớp?”. Có khi bạn sẽ nhận được những câu trả lời ngây ngô như: “hôm nay con hắt hơi trong lớp”. Một số phụ huynh sẽ nghĩ những câu hỏi tương tự như thế này là không cần thiết đối với một đứa trẻ hai tuổi. Nhưng thực tế, việc đặt những câu hỏi tương tự như thế này cho trẻ (ở mọi lứa tuổi) giúp ba mẹ nhận được thông tin về những gì các con đã làm trong một ngày cũng như qua đó có thể biết được tâm tư tình cảm của các con, ngày hôm nay con có hạnh phúc và có điều gì mới mẻ hay không. Đặc biệt, đối với độ tuổi càng nhỏ, phụ huynh càng cần phải tích cực hỏi con những câu hỏi dạng này, để các bé cảm nhận được sự quan tâm từ ba mẹ.
Giúp trẻ phát triển những kỹ năng mềm
– Sự chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, nói xin lỗi và tha thứ cho nhau, sửa đổi, chấp nhận nhau, làm việc nhóm, thay phiên nhau và các phép lịch sự cơ bản khác.
– Trò chuyện xoay vòng và chia sẻ, khuyến khích những hành vi lịch sự và hợp tác với bạn bè. Nhưng trẻ cũng cần sự hỗ trợ và khuyến khích từ giáo viên.
– Khuyến khích các hành vi tích cực của con khi chơi với bạn bè hoặc khi cần nhờ sự hỗ trợ từ ai đó.
Tránh đánh giá và chấm điểm cho trẻ
Mỗi đứa trẻ có các điểm mạnh khác nhau, nhưng những điều này sẽ không được thể hiện cùng một lúc. Việc không sử dụng điểm số, sẽ giúp trẻ có thể phát triển các kỹ năng của mình và thử những điều mới trong một môi trường tự nhiên và thoải mái. Điều đó cũng có nghĩa là giáo viên có thể dành nhiều thời gian nâng cao chất lượng giáo dục hơn để giúp trẻ phát triển những kỹ năng sẵn có và họ cũng tránh được áp lực khi chấm điểm cho trẻ.
Khen ngợi điểm mạnh và nỗ lực của trẻ nhỏ
Cả cha mẹ và giáo viên đều muốn khuyến khích cũng như tạo ra cảm giác tích cực về thành tích cho trẻ nhỏ, nhưng giáo viên và cha mẹ thường dành cho trẻ những lời động viên khá chung chung, chẳng hạn như: “con hoàn thành tốt nhé!”.
Trong một lớp học, lời khen thường có xu hướng được dành riêng cho tiến trình học tập. Mặc dù bản chất của sự khen ngợi là tích cực, nhưng nó có thể hiệu quả hơn nhiều khi nhắm vào một mục tiêu cụ thể.
Phát triển mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên
Phụ huynh và giáo viên nên chia sẻ những hiểu biết của mình về tính cách của trẻ, nhằm giúp củng cố mối quan hệ giữa đôi bên. Giáo viên nên cho phụ huynh biết về kết quả học tập của con họ ở trường, những thế mạnh, điểm yếu của trẻ và những kỹ năng thiên phú mà giáo viên đã phát hiện thông qua các hoạt động trong lớp học.
Phòng tư vấn: 43A Yết Kiêu- Hải Tân- HD
Cơ sở 2: 9 Chi Lăng- Nguyễn Trãi- HD
Cơ sở 3: KĐT Việt Tiên Sơn- Sao Đỏ- Chí Linh- HD
Cơ sở 6: 6/14 Bình Lộc- Tân Bình- HD
Liên hệ phòng tư vấn tuyển sinh: Mrs Khánh Vân: 0833 985 257
# mamnongiaoducsombibi