- Đọc cho trẻ nghe
Qúa trình dạy trẻ đọc thực sự phải bắt đầu từ khi trẻ còn ẵm ngửa (tôi không nói đến cũng như không tán thành những chương trình dạy đọc cam kết rằng trẻ có thể đọc sớm, bằng cách dùng các tấm thẻ flashcard). Tôi khuyến khích bạn bắt đầu đọc cho trẻ nghe ngay từ những ngày đầu của cuộc đời bé! Việc này không chỉ làm tăng tình cảm của bạn và con mà còn giúp cả bạn và bé yêu đọc sách hơn. Sự thích thú bé nhận được khi đọc sách là một trong những thành công ban đầu khi bé đến tuổi đi học! Nếu trẻ không được học một số điều hay từ việc lắng nghe bố hoặc mẹ đọc sách từ nhỏ, khả năng phát triển của bé sẽ không thể được phát huy tối đa.
- Đặt ra các câu hỏi
Khi bé trước một tuổi, chưa biết nói, hãy hỏi bé các câu hỏi trong khi đọc, điều này không chỉ giúp bé tương tác với sách tốt hơn và còn phát huy khả năng nhận thức một cách hiệu quả. Bạn có thể nhận thấy, nếu mục đích trong việc “đọc” chính là khi trẻ phát âm được các từ thì điều này chưa đủ. Nhiều đứa trẻ có thể nhận diện được chữ và “đọc” dõng dạc nhưng vẫn không hiểu chúng đang đọc những gì, nghĩa là bạn chưa thành công câu. .
- Hãy tự trở thành một tấm gương tốt về việc đọc sách
Ngay cả khi con bạn đã từng rất thích đọc sách từ khi còn nhỏ, thì sự hứng thú của bé cũng sẽ dần mất đi khi nhận ra đọc sách không phải là một thói quen hàng ngày trong gia đình. Nếu bạn quả thực không có hứng thú gì với sách thì hãy cố gắng để con của bạn nhìn thấy bạn đang đọc sách ít nhất vài phút mỗi ngày. Đọc một cuốn tạp chí, sách nấu ăn, tiểu thuyết,… tùy bạn! Nhưng hãy cho trẻ nhận thấy đọc sách là một việc người lớn cần làm, và làm hàng ngày. Nếu bạn có con trai, hãy cho bố của bé đọc bài viết này, bé trai rất thích thấy bố đọc sách.
Bậc cha mẹ nào cũng mong con phải lớn lên và thành người họ mong muốn, nhưng chúng ta thường quên mất rằng trẻ con học nhiều nhất qua các ví dụ xung quanh. Hãy bắt đầu đọc sách, và tất nhiên, trẻ sẽ bắt chước bạn!
- Nhận diện chữ cái một cách tự nhiên
Trước khi đẻ, bạn có thể viết và treo những chữ cái bằng gỗ tên của từng người trong nhà lên một cái giá để trang trí các phòng. Bạn không thể đoán được rằng những miếng gỗ này lại khiến khiến các bé thích thú học hỏi đến thế nào đâu! Khoảng sau 2 tuổi, các bé bắt đầu hỏi những chữ cái để đánh vần tên bé, rồi các bé tự học cách đánh vần tên của mình, và tên của mọi người trong nhà.
Phương pháp này, được gọi là “học từ môi trường xung quanh”, và xung quanh trẻ có rất nhiều thứ mà chúng có thể đọc được, từ biển hiệu cửa hàng, nhãn đồ ăn, biển giao thông, tạp chí….
- Kết hợp nhiều giác quan khi đang học
Trẻ em học tốt nhất khi sử dụng nhiều giác quan cùng lúc. Một khi trẻ bắt đầu tỏ ra thích thú với chữ cái, hãy lồng thêm các hoạt động, kết hợp nhiều giác quan nhất có thể. Hãy nhớ rằng, tên của chữ cái không quan trọng bằng chữ cái đó phát âm ra sao!
Có rất nhiều cách để bé nhận ra các chữ cái từ khi còn nhỏ. Các trò chơi xếp chữ cái giúp trẻ nhận diện được hình dáng của chữ, dùng chúng để học phát âm, kết hợp với các trò dán, cắt,… Và đừng quên rằng trẻ em rất thích thơ, nhạc! Bạn hãy tìm hiểu xem bé thích hoạt động kiểu nào và chơi bé để bé phát huy nhiều khả năng khác nhau.
- Phân loại
Khi trẻ khoảng 5 tuổi và đã có thể nhận ra sự “giống nhau, – khác nhau”, hãy bắt đầu dạy cho bé hiểu về các loại sách khác nhau khi bạn đọc sách cùng bé. Điều này nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực ra khá đơn giản.
- Học cấu tạo từ
Đây là một hoạt động quan trọng vì nó cho phép trẻ bắt đầu “đọc” bằng cách ghép các nhóm chữ trong một từ lại. Hãy cùng bé tìm ra những từ có phần phụ âm giữ nguyên, nguyên âm thay đổi.
Ví dụ như khi trẻ biết từ “cái chổi”, bé sẽ cố gắng tìm được từ quả ổi, lá phổi,….. Thêm vào đó, nhận ra các chữ có phát âm gần giống nhau là một kĩ năng ngôn ngữ tốt.
- Ghép vần
Kĩ năng này đóng vai trò rất quan trọng khi dạy bé đọc, nhưng không phải là quan trọng nhất. Khi trẻ đã biết cách phát âm, ghép vần (qua các ví dụ thực tiễn) thì trẻ sẽ bắt đầu đặt các chữ cái cạnh nhau. Khi thấy những từ ngắn như “voi”, hãy cho bé đọc thành từng chữ v – o – i, sau đó ghép lại thành “voi. Khi trẻ đã hiểu và nhận diện và ghép vần được nhanh hơn, bé sẽ hứng thú hơn với con chữ. Nhiều khi, nhiệm vụ này quả rất khô khan, nhưng cố tìm cách vui vẻ nhất để thực hiện cùng bé. Khi tôi dạy học cho trẻ lớp 1, tôi đã mua những con rối tay dễ thương để học sinh dùng, chỉ vào các chữ cái mà chúng vừa ghép vần, và chúng rất hứng thú với trò chơi đó!
—————————————————-
HỆ THỐNG MẦM NON GDS BIBI
Cơ sở 1: Phố Bá liễu- Hải Tân- HD
Cơ sở 2: 9 Chi Lăng- Nguyễn Trãi- HD
Cơ sở 3: Sao Đỏ- Chí Linh- HD
Cơ sở 6: 6/14 Bình Lộc- TP Hải Dương