- Dành thời gian để chơi
Tạo cơ hội và không gian cho các môn nghệ thuật và các trò chơi. Đó là những khoảnh khắc giá trị và phát triển sự sáng tạo cũng như trí tưởng tượng của một đứa trẻ.
- Khuyến khích con người nghệ sĩ bên trong đứa trẻ
Con có thể không muốn trở thành một ca sĩ opera hay nhà điêu khắc, nhưng khi tiếp xúc với nghệ thuật, con vẫn có những lợi ích to lớn: nó tăng cường tư duy sáng tạo, cải thiện kỹ năng vận động, thúc đẩy giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, và xây dựng sự tự tin.
- Dạy hiểu sâu hơn
Là một giáo viên của các học sinh từ 2 đến 5 tuổi – trong một thời gian dài, tôi đã ngừng yêu cầu học sinh nói từ “con xin lỗi”. Liệu rằng đó có phải vì tôi không nghĩ là xin lỗi hay chịu trách nhiệm về hành động của mình là điều không cần thiết? Tuyệt đối không. Mà bởi vì buộc trẻ con phải nói rằng “con xin lỗi” đôi khi là vô nghĩa. Trẻ sẽ coi nó như là một cụm từ “cứu cánh” lướt qua nhanh chóng để biện hộ hoặc mong người lớn tha thứ cho một hành vi.
Lâu dần, việc nói “xin lỗi” trở thành một thói quen mà không có bất kỳ sự hiểu biết hay cảm giác nào đằng sau nó.
- Nhận biết gốc rễ của cảm xúc của bản thân
Nếu con bạn bị rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc ADHD, có thể con sẽ có những hành vi khó quản lý, bao gồm cả sự giận dữ. Quy định về cảm xúc có thể gây khó khăn cho trẻ ADHD và cơn giận dữ càng phổ biến hơn. Cho dù con bạn có bị hội chứng ADHD hay có vấn đề trong việc kiểm soát cơn giận dữ, phụ huynh cũng cần biết cách giúp đỡ con nhận thức những cảm xúc khó kiểm soát.
- Cẩn thận với việc “dán nhãn” nghề nghiệp cho con
Tất cả chúng ta đều muốn giúp trẻ em tìm thấy đam mê và nuôi dưỡng đam mê đó. Thật là hấp dẫn khi đưa con đến ‘xưởng cơ khí” hay “vườn thú” đôi khi là các rạp hát,… và chúng ta thấy con mình là kĩ sư tương lai, là nghệ sĩ tương lai hay là cử nhân,… việc dán nhãn đã vô tình được tạo ra. Thế giới của chúng ta ngày hôm nay phát triển vô cùng nhanh chóng, vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên hướng trẻ đến việc tiếp cận càng nhiều trải nghiệm càng tốt. Thay vì tạo ra một nghề nghiệp cố định cho con.
- Giúp con có tiếng nói và tự ra quyết định
Cha mẹ thường là những người ủng hộ con cái vô điều kiện. Phụ huynh lên tiếng để đảm bảo nhu cầu của con được đáp ứng và tiếp cận với các cơ hội. Bởi vì các bậc phụ huynh giỏi trong việc xác định nhu cầu giáo dục, xã hội và cảm xúc của con, có vẻ là những người ủng hộ con tốt nhất. Tuy nhiên, tiếng nói, quan điểm của đứa trẻ cũng quan trọng như tiếng nói của cha mẹ vậy. Nnó giúp con phát triển khả năng tự chủ. Khi cha mẹ làm mẫu, dạy và thực hành với sự tự vận động, con bắt đầu tìm kiếm và sử dụng “tiếng nói” của chính mình. Ngoài ra, con sẽ phát triển sự tự tin và các kỹ năng quan trọng – sẽ được duy trì, sử dụng trong lớp học.